Mục Lục
Cà rốt tươi ngon Đà Lạt
Cà rốt tươi ngon có tên khoa học là Daucus carota – một loại cây thân thảo có niên đại 2000 – 3000 TCN. Ban đầu, cà rốt chỉ là loại củ màu trắng, tím, nhiều rễ nhỏ, cứng và đắng hơn so với loại củ cà rốt mà ta ăn hiện nay. Giống cà rốt màu cam xuất hiện ở Hà Lan vào khoảng thế kỷ 16.
Cà rốt sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ, khi trồng ở nhiệt độ từ 13 – 18 độ C sẽ cho ra củ chắc và to. Cây cà rốt được trồng nhiều ở miền Bắc và tỉnh Lâm Đồng nước ta, thời điểm gieo trồng từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH DÁNG VÀ HƯƠNG VỊ CỦA CÀ RỐT
Cây cà rốt có 2 phần chính là phần lá và phần củ. Phần củ chính là bộ phận rễ cái phình to và thuông dài. Phần thân lá màu xanh thường chụm lại thành 5-6 bẹ lá ở gần gốc. Cuống lá dài, lá thuộc dạng lá kép như lông chim và mỏng.
Vỏ cà rốt mỏng dính sát với phần thịt, toàn bộ phần thịt và vỏ có màu vàng cam, đỏ hay cam đậm.
Cà rốt khi ăn tươi rất giòn, phần thịt có mùi hơi hăng, vị ngọt nhẹ pha trộn chút vị chát.
CÔNG DỤNG CỦA CÀ RỐT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE:
Màu cam sáng của cà rốt chủ yếu đến từ β-carotene và α-carotene, γ-carotene, lutein và zeaxanthin. α- và β-carotenes được chuyển hóa một phần thành vitamin A. Bên cạnh đó, cà rốt cũng là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K, vitamin D, vitamin K, vitamin B1, B2, B6, B12,…
Các khoáng chất cần thiết có trong cà rốt như canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan,… giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, thải độc và bảo vệ gan, tốt cho răng và làm làn da thêm trắng hồng,…
Trong 1 củ cà rốt tươi chứa 88% nước, 9% carbohydrate, 0,9% protein, 2,8% chất xơ, 1% tro, 0,2% chất béo và 25 calories. Các đường tự do glucose, fructose và sucrose góp phần làm nên vị ngọt tự nhiên của cà rốt.
Cà rốt có thể bổ sung vào thực đơn ăn kiêng, bởi vì chất xơ trong cà rốt sẽ giúp bạn thấy no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn duy trì cân nặng.
CÁC MÓN ĂN ĐƯỢC CHẾ BIẾN VỚI CÀ RỐT
Cà rốt được dùng để nấu canh, xào với thịt hay rau củ, luộc và hấp. Một số món ăn phổ biến từ cà rốt:
– Cháo rau củ cho bé ăn dặm
– Kim chi, dưa chua
– Cơm chiên dương châu
– Súp rau củ
Ngoài ra, cà rốt còn được làm nguyên liệu trong các thức uống như nước ép, sinh tố. Hoặc kết hợp với các loại rau củ khác làm nước uống detox thải độc cơ thể.
CÁCH SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN
– Cà rốt khi mua về, rửa sơ với nước để loại đất hay tạp chất ngoài vỏ
– Khi ăn nên gọt sạch lớp vỏ bên ngoài rồi rửa sơ lại với nước 1 lần nữa, không nên ngâm nước quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
– Cắt nhỏ tùy theo mục đích sử dụng.
– Cà rốt tươi nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Không gói cà rốt chung với các loại rau củ khá để tránh cà rốt bị ám mùi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.